Khác với những suy nghĩ người Việt Cổ hay cởi trần, đóng khố, trang bị vũ khí thô sơ. Thực tế nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc khởi nguyên từ nền văn hóa Đông Sơn đã từng là một trong những nền văn minh bậc nhất của cả tộc Bách Việt, Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến đỉnh cao của kỹ thuật đúc đồng. Vũ khí bọn họ ngoài trừ, dao găm, đoản kiếm, giáo, mác, còn có các loại câu liêm, rìu chiến, thậm chí người dân Âu Lạc còn biết làm giáp đồng vẩy cá. Trình độ kỹ thuật quân sự của người Âu Lạc thực sự phát triển không kém các triều đại phương Bắc, thế nhưng luyện kim luôn là một nhược điểm mà người Việt thua kém người phương Bắc, dù là đến thời hiện đại vẫn vậy.
Người Việt thường tự hào mình có lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, nhưng thực ra đó chỉ là luận điệu của giới sử cũ nhằm so kè với ông bạn hàng xóm to lớn. Thực sự nền văn minh của chúng ta phát triển sau người phương Bắc rất nhiều năm, nhưng nền văn hóa của người Việt là một nền văn hóa có bản chất riêng biêt, mang tính bản địa, không hề bị dung hòa hay chịu sự lệ thuộc văn hóa vào nền văn hóa nào khác, nên chúng ta tuy không thể so kè về lịch sử văn minh với họ, nhưng có thể tự hào rằng văn minh người Việt không hề thua kém bất kỳ nền văn minh nào trên thế giới.
Quay lại với Lý Anh Tú sau khi nhận được thông báo của hệ thống liền vội vàng nhổ trại chạy về. Tuy ở làng có Thánh Gióng ở đó đừng ai có thể mong tiêu diệt được Cổ Loa, nhưng Thánh Gióng cũng có hạn chế, thứ nhất là chỉ khi làng thực sự lâm nguy thì Thánh Gióng mới có thể phát huy sức mạnh và cũng chỉ dùng được một lần, khi đó làng có lẻ mười phần cũng đã bị tiêu tan hết chín. Vì vậy Lý Tú Anh cùng binh lính dường như không nghỉ ngơi chạy về phía làng.
Thế nhưng chạy được gần nửa ngày hệ thống lại đưa đến thông báo làm hắn sửng người, tiếp theo liền kinh hỉ.
“Đinh! Tướng lĩnh Cao Lỗ thống lĩnh quân đội Đại Việt đánh bại địch nhân công thành trận thứ nhất, lấy được một trăm điểm chiến công. Nhận được điểm chiến công. Ban thưởng gói quà chiến công đầu tiên, một lần triệu hoán danh nhân, mời ký chủ kiểm tra.”
Lý Anh Tú thở phào nhẹ nhõm, xem ra trước mắt làng vẫn chưa xảy ra chuyện gì quá lớn. Cao Lỗ là một thống lĩnh trời sinh, tuy tấn công không phải quá xuất sắc nhưng phòng ngự lại vô cùng ổn trọng, cộng thêm vũ lực bất phàm, nếu trong tay có đủ số binh lính thì quân địch dù gấp bốn gấp năm lần vẫn không có vấn đề gì. Lý Anh Tú cho binh lính dừng lại nghỉ một chút, bản thân hắn chìm vào trong hệ thống kiểm tra gói quà từ hệ thống.
- Mở ra gói quà!
“Đinh! Mở thành công gói quà, ký chủ nhận được chuồng trâu (), đồng ( đơn vị), sắt ( đơn vị), bộ binh () bản vẽ nỏ thần Liên Châu () đã được lưu trữ trong nhà kho”.
Lý Anh Tú cuồng hỉ. Hắn thật không ngờ gói quà lại tặng lại có giá trị đến thế. Không phải là tài nguyên, không phải chuồng trâu mà là bản vẽ của nỏ thần Liên Châu. Cao Lỗ là người chế tạo ra nỏ Liên Châu, nhưng khi được triệu hồi sang dị giới Cao Lỗ cũng không mang phần ký ức đó theo. Muốn chế tạo ra nỏ cũng phải bỏ thời gian nghiên cứu, nhưng hiện tại liền không cần thiết nữa. Nếu có thể chế tạo ra nỏ Liên Châu cộng thêm mười binh sĩ được triệu hồi việc phòng thủ làng càng được bảo đảm.
- Hệ thống, nếu hiện tại ta tiến hành triệu hoán phải chăng danh nhân sẽ xuất hiện tại thủ phủ sao?
Lý Anh Tú hỏi hệ thống, nếu triệu hoán ra một danh tướng có thể phụ trợ Cao Lỗ thì không có gì tốt hơn, dù sao hiện tại làng Cổ Loa đang thiếu vũ lực. Hệ thống trả lời.
“Danh nhân được triệu hoán sẽ xuất hiện tại bệ đá cổ bên trong thủ phủ.”
- Vậy thì tốt, tiến hành triệu hoán!
Lý Anh Tú không do dự nói. Một trăm điểm chiến công mới đổi được một lần triệu hoán, một lượt triệu hoán như thế này đã xem như một phần thưởng rất lớn.
“Đinh! Chúc mừng ký chủ triệu hoán thành công danh tướng Lê Chân”.
“Thánh Chân công chúa Lê Chân (tư chất S), là nữ tướng dưới trướng Hai Bà Trưng, có tài chưởng binh, huấn luyện thủy binh, trồng dâu và nuôi tằm”.
Theo truyền thuyết Lê Chân quê ở làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Lê Chân là người có nhan sắc, giỏi võ nghệ lại có tài thơ phú nên bị Tô Định nhắm đến cưới về làm thiếp, cha mẹ nàng không chịu nên bị Tô Định giết hại, bản thân Lê Chân chạy về vùng An Dương, cửa sông Cấm. Tại đây Lê Chân lập trại khai phá, trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt thủy sản, tuyển mộ binh lính, về sau nàng theo Trưng vương khởi nghĩa, sau khi thành công được phong làm Thánh Chân công chúa chưởng quản binh quyền. Đến khi Hai bà Trưng thất bại thì nàng còn chiến đấu với Mã Viện tại vùng Bạch Đằng, hồ Tây, rồi Mai Động Hà Nội cuối cùng lại hi sinh ở đây.
Phải nói rằng đối với Lê Chân Lý Anh Tú vô cùng tiếc thương, một người con gái xinh đẹp nhưng không hề thua kém các đấng mày râu, chiến đấu với giặc đến hơi thở cuối cùng. Không ngờ lần này lại có thể triệu hoán ra Lê Chân, Lý Anh Tú thật muốn gặp một mặt.
Có một điều Lý Anh Tú cảm thấy thú vị là danh tướng triệu hoán thời kỳ này ngoại nghiệp binh đều có gắng liền với một nghề nghiệp nào đó. Giống như Cao Lỗ có nghề thợ rèn, thì Lê Chân có nghề trồng dâu nuôi tằm.
So với Cao Lỗ tư chất SSS thì Lê Chân thấp hơn đến hai cấp độ. Xét về vũ lực hai người càng không phải một cấp bậc, nhưng Lê Chân lại có một kỹ năng mà Cao Lỗ không có đó là huấn luyện thủy binh.
Trại lính chỉ có thể đào tạo những binh chủng cơ bản như trường thương binh, cung thủ, đao thuẫn thủ,… cho dù là thăng cấp thời đại thì trại lính cũng chỉ đào tạo được những binh chủng này. Thủy binh không được xếp vào loại này nên chỉ có thể được đào tạo bởi danh tướng mà thôi. Hơn nữa Lý Anh Tú cũng biết được ý nghĩ của hệ thống, nhiệm vụ của Lý Anh Tú là tại dị giới này xây dựng được một đế chế, nếu như chỉ dựa vào lực lượng của hệ thống là vô kế khả thi, hắn cần phải nhờ đến người dân bản xứ, mà muốn huấn luyện những người dân bản xứ này chỉ có thể nhờ đến năng lực của danh tướng mà thôi.
--Phân cách----------
Lúc này Cao Lỗ đang suy tính bên trong thủ phủ, bỗng nhiên từ trong bệ đá cổ phát ra rung động, cũng từng bước ra từ đó nên Cao Lỗ đương nhiên biết là chuyện gì xảy ra. Từ bên trong bệ đá cổ bước ra đầu tiên là một người con gái xinh đẹp, trên người mặc áo lụa vàng, bên hông mang trường kiếm, theo sau là mười binh sĩ cường tráng. Cao Lỗ liền tiến lên nghênh đón, Lê Chân vội cúi người hành lễ.
- Con cháu Lê Chân bái kiến Cao Lỗ Thạch Thần.
Cao Lỗ và Lê Chân thời đại cách nhau hai trăm năm, lúc đó Cao Lỗ dường như đã trở thành truyền thuyết trong dân chúng Giao Chỉ, Lê Chân gặp qua cao Lỗ phải hành lễ cũng không có gì kỳ quái. Cao Lỗ vội đỡ Lê Chân nói.
- Chúng ta đều được đức tổ Long Quân phái đến phò tá Việt Vương, dù trước kia sinh sống ở thời gian nào thì giờ chúng ta cũng vẫn là cùng một thời đại. Không nên quá để ý đến những việc lúc trước.
- Chân tuân mệnh!
Thấy Lê Chân chấp nhận Cao Lỗ vui vẻ gật đầu nói.
- Hiện tại Việt Vương không có tại làng, bên ngoài lại có kẻ địch tấn công, hiện tại lại có Chân tướng quân đến ta cũng yên tâm phần nào.
Cao Lỗ kể cho Lê Chân rõ ràng tình hình hiện tại, Lê Chân chỉ mỉm cười nói.
- Lỗ tướng hãy kiểm tra nhà kho xem, ắt hẳng sẽ có bất ngờ.
Cao Lỗ nghi hoặc lệnh cho Thạnh Tiến đi kiểm tra nhà kho, lát sau Thạch Tiến trở lại, trên tay còn cầm theo một tấm da nói.
- Bẩm hai vị tướng quân, bên trong nhà kho ngoài nhiều ra một chút đồng và sắt còn có thêm một tấm da này.
Cao Lỗ xem tấm da, trên trán nhíu lại, lát sau liền vui mừng nói.
- Quả nhiên là lợi khí, như vậy việc bảo vệ làng không cần phải lo lắng, hiện tại ta bắt đầu đi chế tạo. Thạch Tiến, mệnh lệnh thợ rèn gấp rút chế tạo đầu mũi tên. Người già, phụ nữ và trẻ em gia công phụ trợ.
- Tuân lệnh tướng quân.
Ba người ra ngoài bỗng nhiên từ trên trời rơi xuống một ánh hào quang bao lấy một mẫu đất nhỏ, chẳng mấy chốc một cái chuồng trâu được lợp từ cỏ tranh được dựng nên, bên trong một chuồng một con trâu nước đen thùi lùi thản nhiên đứng bên trong gặm cỏ, con trâu cao đến một mét sáu, mét bảy, bốn chân to khỏe, đôi mắt hơi ánh lên một tia huyết hồng, đặc biệt là cặp sừng khổng lồ dài đến gần hai mét, cong vút lên như ngà voi. Đây chính là giống trâu đầm lầy của đất Việt đã làm khiếp hãi vó ngựa của kẻ thù.
- Lần này Việt vương cho ta thật nhiều kính hỉ.
Cao Lỗ cười nói. Có trâu đại biểu cho có sức kéo, tượng trưng cho một nền nông nghiệp phát triển. Trong khi Cao Lỗ còn đang kinh ngạc thì ở một nơi xa Lý Anh Tú nhìn vào thuộc tính của chuồng trâu vui vẻ.
“Chuồng trâu: Nơi nuôi dưỡng gia súc, có thể mở rộng, gia súc bên trong tăng trưởng nhanh hơn bình thường % (có thể thăng cấp), mỗi ba ngày tự động sinh ra một con trâu.”