Cảm ơn Quân Thượng và Koser Arima nhá.
Chiều tối tác bù thêm chương cho thứ
Qua chủ nhật rồi bù nốt cho thứ .
“Đạo nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Trích ‘Bình Ngô Đại Cáo’ của Nguyễn Trãi
Khổng Chi tiếc hận trách trời thương dân:
“Haizz!
Ngàn sai vạn sai đều do bản quan bất cẩn để cho bọn chúng bỏ chạy”
Nói vậy nhưng trong lòng thì trách quân khởi nghĩa vô dụng, không bắt giết được ba ba trong rọ;
Rồi trách đám đồng liêu âm hiểm, có mỗi việc đánh chó đường cùng cũng không làm xong,
Hại hắn hoảng sợ vắt giò lên cổ truy đuổi mấy ngày nay.
Nếu có ai vén ra tấm màn sân khấu, để nhìn vào trong hậu trường của cuộc khởi nghĩa lần này,
Thì ngoại trừ thấy được Nam Việt Vu Vương Lạc Lương cùng thủ lĩnh các bộ tộc bản địa,
Sẽ còn nhận ra được chín gương mặt quen thuộc trong quan trường Giao Châu,
Chính là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Đam Nhĩ, Châu Nhai, Hợp Phố, Uất Lâm, Nam Hải, Thương Ngô vị Thái Thú.
(P/s: Giao Chỉ = Đồng Bằng Bắc Bộ
Cửu Chân = Thanh Nghệ Tĩnh
Nhật Nam = Bình Trị Thiên
Đam Nhĩ + Châu Nhai = đảo Hải Nam
Hợp Phố + Uất Lâm = Quãng Tây
Nam Hải + Thương Ngô = Quãng Đông
Trong đó Giao Chỉ là quận lớn nhất Giao Châu, trị sở là thành Luy Lâu, nằm ngay bên cạnh thành Long Biên là trị sở của cả Giao Châu.
Luy Lâu ở phía nam sông Đuống còn Long Biên thì ở phía Bắc sông Đuống, đều thuộc địa phận Bắc Ninh ngày nay
Hai tòa thành này có thể dắt tay nhau song ca bài ‘Bên kia sông Đuống’)
Bởi vì đám con em thế gia Trung Nguyên đều không ham hố gì chức vụ thái thú ở đất Việt nên trong chiếc ghế này thì có tới hơn một nửa là do những người sinh ra tại vùng đất Âu Lạc này đảm nhiệm, đương nhiên không phải người Bách Việt, mà là người Việt gốc Hán giống như Sĩ Nhiếp vậy.
Về phần Khổng Chi thì có chút khác loại bởi hắn xuất thân từ chi nhánh Thanh Châu của nhà họ Khổng đất Dự Châu, chính là con cháu đời sau của Khổng Khâu, tức Nho thánh Khổng Tử.
Nói là chi nhánh khác Châu nhưng thật ra cách nhau mỗi ngọn Thái Sơn mà thôi, nhà họ Khổng cũng chỉ có lẻ tẻ vài ba phân gia như vậy, cho nên quan hệ rất là gần gũi.
Mặc dù có nguồn gốc lớn, tính là danh môn nhưng nhà họ Khổng lại không phải đại tộc.
Bởi vì gia học của nhà họ Khổng lại rất khác với Nho học ‘thiên mệnh’ đương thời,
Xem trọng hiếu nhân hơn trung nghĩa, giao lưu với thường dân và hàn môn thì nhiều, hợp tác với vọng tộc thế gia lại ít,
Lại tự cao về tài năng và đức độ của gia tộc mình, thường xuyên bạn luận chuyện thời thế như đúng rồi, thậm chí có phần không coi thiên tử ra gì.
Có thể nói là đâm chọt các bên chẵng chừa một ai!
Nhưng ngặt vì ‘phúc ấm’ tổ tiên để lại, cộng thêm việc người nhà họ Khổng ăn nói đều là kinh sách, lý luận, chứ không phải hàng chữi đổng vô lễ,
Thế nên không ai dám công khai gây hấn với họ cả, chỉ có thể âm mưu chèn ép, đấu trí một hồi mà thôi.
Bởi vậy nhà họ Khổng ở trong mắt thế gia chính là một đám nghèo kiết xác mà giả đò thanh cao,
Còn trong mắt hoàng tộc họ Lưu thì là một cục nhọt trên mí, cắt không được mà để thì bực mình.
Khổng Chi xem như là nhân vật tài ba kiệt xuất đương thời của nhà họ Khổng, từ sớm đã vào Lạc Dương làm quan, lời lẽ ngay thẳng, nguyên tắc cương liệt, đắc tội nhiều người nên hoàng đế tiền nhiệm Lưu Chí liền thuận tay phát cho một phiếu ‘Thái Thú Nam Hải’.
Tới Giao Châu cũng không yên chuyện, bởi vì bất đồng trong đường lối chính sách nên Khổng Chi thường xuyên gây xích mích với Thứ Sử Chu Phù.
Khổng Chi lập đàn dạy học tại Nam Hải, sưu tầm văn hóa Âu Việt, thu nhận môn sinh người Việt, hầu như không quản chuyện thuế phú lương tiền, hay binh tướng chiến trận.
Cả quận Nam Hải chỉ có không tới binh sĩ, tích trữ cũng chẵng bao nhiêu lại bị ‘đốt’ gần hết vào việc nghiên cứu học thuật và thi ân rãi nghĩa của cá nhân Khổng Chi, lấy danh là phát dương đạo học, thay triều đình cứu tế.
Chu Phù nhiều lần chỉ trích Khổng Chi nhưng cũng vô dụng,
Phần vì Khổng Chi không tạo ra sai sót gì lớn, hoàn toàn tuân theo từng chữ trong luật lệ, mà theo luật thì Thứ Sử không có quyền trực tiếp quản lý Thái Thú,
Phần vì tính tình của Khổng Chi quá thối lại giỏi nói lý lẽ, đem Chu Phù mắng sôi máu đầu nhưng lại không dùng bất kỳ câu chữ khiếm nhã nào,
Và chủ yếu là vì những hành vi tàn ác của Chu Phù gây mất lòng cả vị Thái Thú nên mỗi lần tranh chấp thì Chu Phù đều phải lấy chọi .
Chu Phù và hầu hết các vị Thứ Sử Giao Châu trước đó đều giống nhau cả về thân thế lẫn tác phong hành sự,
Hoặc Huyền Kính Ty, hoặc thế gia, hoặc cả hai,
Chơi đàn áp huyết tanh và vơ vét tận cùng không bỏ sót.
Nhưng đen đủi cho Chu Phù là thời thế đã thay đổi,
Ở thời Tô Định thì cả quận Thái Thú đều là người Trung Nguyên, mang tư tưởng thân Hán,
Nhưng đến bây giờ thì hầu hết Thái Thú đều đã sinh trưởng trên mảnh đất này mấy đời rồi, trong huyết quản chảy cả máu Bách Việt nữa chứ không chỉ mỗi Hán.
Vậy nên khi khởi nghĩa Bách Việt nổ ra để lật đổ ách thống trị của Chu Phù thì bọn Thái Thú không chỉ không cứu viện Chu Phù mà còn lén lút đưa lương, tặng tiền, cung cấp thông tin cho nghĩa quân.
Về việc Khổng Chi chặn đầu đánh Chu Phù cũng không phải bản ý của riêng hắn mà là do vị Thái Thú bàn nhau từ trước,
Bất kể Chu Phù chạy đường nào, Nam Hải, Uất Lâm hay Thương Ngô, thì đều sẽ có người chặn đầu hắn,
Bởi vì tất cả Thái Thú đều cảm thấy Giao Châu nên đổi một vị Thứ Sử ôn hòa hơn, và kết cục của Chu Phù sẽ là lời cảnh cáo cho kẻ kế nhiệm.
Nhưng mà Khổng Chi lại nổi máu khôn vặt, hắn chặn đánh Chu Phù rồi lại cố tình thả chạy để khỏi phải mang tiếng xấu.
Khổng Chi lấy cớ là binh lực không đủ nhưng vị Thái Thú còn lại đâu có mù,
Nghĩa quân vây kín thành Long Biên còn Sĩ Nhiếp thì tích cực tặng tên tặng lương cho nghĩa quân,
Chù Phù có thể chạy ra khỏi Giao Chỉ đều đã tổn thất - phần lực lượng, đi ngang qua Hợp Phố lại không được tiếp tế dù chỉ một hạt lương, phải dùng cướp bóc ven đường để nuôi quân,
Lê lết tới Nam Hải thì binh lực sớm đã rơi xuống không tới ngàn người, đều đã mệt thở không ra hơi, sĩ khí như đá rơi xuống vực,
Thế thì làm sao mà quân binh khỏe mạnh của Khổng Chi không hốt gọn được?!
Số đen cho Khổng Chi là Thái Thú Uất Lâm càng cao chiêu hơn hắn,
Thông qua tặng lương tiền và dùng ngôn ngữ thuyết phục, mời các tộc Ô Hử (Tày) liên kết với quân khởi nghĩa Bách Việt bịt kín các con đường lên Kinh Châu,
Chu Phù bị mai phục tan tác, may có Huyền Kính Ty liều mạng cứu giúp mới thoát được, nhưng cũng bặt vô âm tín luôn.
Bây giờ Chu Phù đã mất tích, trong vị Thái Thú thì chỉ có mỗi Khổng Chi là lộ mặt dẫn quân đánh Chu Phù nên Khổng Chi liền lo sốt vó, khắp nơi truy tìm Chu Phù, quyết không để tên này chạy về Trung Nguyên.
- -------
Nghe Khổng Chi than ngắn thở dài thì Nguyễn Bảy trưng ra bộ mặt đồng cảm an ủi:
“Loạn tặc ma mãnh điên cuồng chính là căn nguyên của tội lỗi chứ đâu phải do Thái Thú.
Thái Thú chớ nên tự trách.
Ngài tận tâm tận lực đuổi đến nới đây đã là vô cùng đáng quý rồi.
Phải biết nơi này đã là địa phận Hợp Phố,
Mà qua khỏi làng này vào ngọn núi kia thì là Uất Lâm,
Đâu còn liên can gì tới ngài nữa,
Có trách thì trách Thái Thú hai quận này không hợp tác với ngài”
Khổng Chi nghe thế lại giận mắng:
“Giảo biện!
Ngươi là môn sinh của ai lại dám nói năng như thế.
Bản quan nào chỉ là quan phụ mẫu của Nam Hải,
Cũng tự hào là người có ăn học đàng hoàng, hiểu lẽ nhân nghĩa,
Giặc cướp nổi lên bất ngờ, hai vị đồng liêu của ta nhất thời bận bịu không thể quán xuyến,
Con dân Hợp Phố, Uất Lâm chẵng được an ổn thì ta sao có thể mắt điếc tai ngơ chỉ lo việc mình,
Nếu như bởi vì sự ích kỷ của ta mà ủ thành tai họa lớn thì sao có thể nói xằng nhân nghĩa được nữa”
Nguyễn Bảy cười khì trong bụng nhưng mặt ngoài thì cuống quít xin lỗi:
“Là học sinh cạn nghĩ.
Khổng Thái Thú quả là người nhân nghĩa hiếm có đúng như dân gian nhận xét về ngài.
Nhưng xin Khổng Thái Thú an tâm,
Dân phong đất Việt nhiều nghĩa sĩ,
Bọn loạn tặc kia lại trương dương như vậy sao có thể tồn tại lâu, tất sẽ sớm bị trừ diệt cả thôi.
Ví như”
Nguyễn Bảy làm bộ lỡ lời rồi liếc mắt ám hiệu cho Già Ninh, ra vẻ hỏi ý.
Đương nhiên là Già Ninh chả hiểu chuyện gì đang xảy ra thì làm sao cho ý kiến gì được.
Thế nhưng ở trong mắt Khổng Chi thì giữa hai người này chắc chắn có bí mật gì giấu mình nên vặn hỏi:
“Ví như cái gì?”
Nguyễn Bảy méo miệng nhìn xuống đất làm bộ khó xử nên Khổng Chi được nước làm tới:
“Có phải các ngươi đã gặp bọn loạn tặc ấy không?”
Già Ninh nghe thế hết hồn giật mình, Khổng Chi càng thêm chắc chắn với phán đoán của mình, làm bộ ân cần thăm hỏi:
“Các ngươi là bị chúng uy hiếp hay là có điều gì khó xử?
Cứ an tâm nói cho ta nghe, ta xin đảm bảo sẽ giải quyết ổn thỏa.
Bọn loạn tặc ấy đã thoát khỏi tay ta một lần nhưng ta quyết sẽ không để có lần thứ hai!”
Già Ninh toát mồ hôi lập cập:
“Chết … chết hết”
Khổng Chi không hiểu:
“Ai chết?”
Nguyễn Bảy ứng cứu:
“Haizz!
Là những đám hộ vệ của học sinh.
Không giấu gì Thái Thú,
Học sinh vốn là người Nhật Nam, du học ở Kinh Châu trở về.
Trên đường nghe thấy quê nhà có việc chẵng an, đường lớn đường nhỏ đều không thông được,
Cho nên học sinh dùng hết tiền bạc thuê một nhóm nghĩa sĩ bảo vệ ta đi đường rừng.
Hôm qua vừa đến thôn này, muốn xin Già Ninh tá túc một đêm, ai ngờ bọn loạn tặc kia đánh tới,
Bọn chúng có cả mấy trăm người, ăn mặc binh phục triều đình nhưng tác phong càn rỡ độc ác, không chỉ đòi lương tiền, chiếm thôn làng đuổi hết trai tráng, mà còn định giở trò đồi bại với thôn nữ.
Mấy vị nghĩa sĩ đi theo học sinh giận quá nên nổi lên xung đột với chúng,
Tuy giết được tên đầu lĩnh tặc phỉ nhưng ít khó địch nhiều, đều đã vong mạng.
May mà có dân làng cưu mang nên học sinh mới đứng được ở đây nói chuyện với ngài”
Khổng Chi nghi hoặc:
“Ngươi nói là giết được đầu đảng bọn cướp?”
Nguyễn Bảy gật đầu rồi lại lắc đầu tỏ ra ưu phiền vô cùng:
“Lúc đầu học sinh cũng cho là như vậy.
Nhưng đêm qua nằm ngủ chẵng an, nghĩ lại có lẽ giết lầm.
Phải biết rằng tất cả dân làng nam nữ già trẻ cộng lại cũng chỉ hơn trăm người mà giặc cướp lại nhiều gấp đôi có thừa.
Giao tranh chỉ trong phút chốc thì đã có rất nhiều dân làng và hiệp sĩ ngã xuống, thế bên ta yếu hơn hẵn bên tặc.
Cho dù tặc mất đi đầu lĩnh thì theo lẽ thường cũng sẽ không đến nổi sợ sệt rút lui.
Huống hồ khi đó giặc cướp rút đi vô cùng quy luật, tựa như có người điểu khiển vậy.
Cho nên học sinh mạo muội đoán rằng đầu đảng của tặc nhân hẵn là giấu trong đám, không có bị g.iết c.hết.
”
Khổng Chi nghe vậy hai mắt lóe sáng hỏi:
“Nếu vậy thì các ngươi cần gì phải sợ sệt giấu diếm?”
Nguyễn Bảy cắn môi nói:
“Haizz!
Bởi vì đám quan binh ấy tự nhận là thuộc cấp của Thứ Sử Giao Châu Chu đại nhân”
Khổng Chi nhiếu mày thầm nhủ: ‘Thật là hắn, hừ! Đúng là giảo hoạt, lại để kẻ khác dẫn quân, thoát được thêm một kiếp’.
Nguyễn Bảy lúc này chủ động hỏi:
“Thái Thú có quen biết thuộc hạ của Thứ Sử sao?
Xin hãy giúp học sinh nghiệm thi.
Nếu như thật là quan binh triều đình thì học sinh xin nguyện nhận hết tội lỗi.
Thái Thú chớ trách Già Ninh và dân làng”
Khổng Chi nghe thế giật mình, nhìn lại Nguyễn Bảy thấy thanh niên này rất là thành khẩn, tựa hồ quyết tâm xả thân vì nghĩa.
Thế là hắn lại gần vỗ vai Nguyễn Bảy nói:
“Bản Thái Thú rất thưởng thức ngươi.
Ngươi an tâm, chuyện này có bản Thái Thú che cho ngươi.
Đi, chúng ta đi nghiệm thi”
Có Nguyễn Bảy dẫn đường thì đương nhiên là Khổng Chi chỉ thấy được điều cần thấy.
Một vị lính hầu bên cạnh Khổng Chi vừa thấy khuôn mặt Đào Thăng lập tức tiến lại gần nói nhỏ vào tai Khổng Chi.
Cũng chã có gì lạ, cái xác mới chôn không tới nửa ngày, mà vị lính hầu kia thì không lâu trước đây đã giao chiến mấy chục hiệp với Đào Thăng nơi trận tiền, tự nhiên nhớ rõ mặt hắn.
Khổng Chi nghe bẩm báo thì gật đầu nhìn Nguyễn Bảy nói:
“Uhm!
Đúng là thuộc hạ của Chu Thứ Sử”
Nguyễn Bảy kinh hải thốt lên:
“Thật là …”
Cuối đầu xuống đất nhắm mắt nói:
“Ta xa nhà du học bao nhiêu năm trời, vốn chỉ mong có thể thành tài quay lại đền đáp quê hương.
Làm sao lại ra cớ sự này.
… Bla blô bláp”
Khổng Chi không xem tuồng kịch nhiều, thời đại này cũng chưa có cải lương, nên hắn bị biểu hiện của Nguyễn Bảy thuyết phục hoàn toàn:
“Ngươi chớ có lo!
Chuyện này nói nhỏ thì không nhỏ, nhưng nói lớn thì cũng không lớn”
Nguyễn Bảy lại chẵng thèm ngước lên nhìn, chỉ lắc đầu nói:
“Hết, hết!
Thái Thú chớ an ủi học sinh.
Chỉ xin Thái Thú có bắt thì bắt ta.
Ngàn sai vạn sai đều là ta.
Già Ninh và dân làng không có tội tình gì cả”
Khổng Chi nghe ngôn từ quen quen nhưng không nhớ ở đâu, có điều hắn rất thưởng thức thái độ làm người của Nguyễn Bảy:
“Người trẻ tuổi,
Chớ có nghĩ quẫn.
Bản quan có cách giúp ngươi,
Nhưng cần ngươi phối hợp với ta”
Nguyễn Bảy nghe vậy mới ngẩng đầu lên, hai mắt tràn đầy mong đợi nhìn Khổng Chi:
“Thái Thú có thể giúp học sinh?
Có ảnh hưởng gì tới Thái Thú sao?
Học sinh tự làm tự chịu, chỉ cầu Thái Thú giúp gia tộc ta giải vây là học sinh đã vô cùng mang ơn.
Nếu như không thể thì chỉ trách học sinh lỗ mãng”
Nguyễn Bảy nói đến đây lại cụp mắt rũ đầu:
“Mong rằng Thái Thú có thể gia tăng hình phạt của ta mà bớt tội cho cha mẹ ta.
Học sinh dù bị lăng trì phanh thây cũng không oán không hận”
Khổng Chi thầm khen Nguyễn Bảy là người nhân hiếu, cười hiền hòa đi tới đỡ Nguyễn Bảy dậy nói:
“Nguyễn Phúc phải không?
Không ngại ta gọi ngươi một tiếng Phúc nhi chứ!
Cha mẹ ngươi đặt tên rất đúng, có người con nhân hiếu rõ ràng như ngươi đúng là phúc đức của dòng họ”
“Bộp bộp, phật phật”
Khổng Chi tự mình vỗ vai phủi bụi đất trên áo Nguyễn Bảy nghiêm mặt nhìn hắn nói:
“Nam nhi chí tại bốn phương, có thể nhớ quay về nhà là điều tốt.
Thế nhưng ngươi có biết gia đình ngươi bị hại rất nặng hay không?
Không chỉ gia đình ngươi mà toàn bộ dân chúng quận Giao Châu đều bị hại rất nặng.
Ngươi có biết kẻ đầu têu là ai hay không?
Chính là Giao Châu Thứ Sử Chu Phù”
Nguyễn Bảy giật mình:
“Thái Thú nói sao?
Học sinh nghe không hiểu”
“Haizz!”
Khổng Chi cảm thán thờ dài:
“Xem ra ngươi ở xa quê lâu ngày nên không biết.
Chu Phù quản sự Giao Châu rất là hà khắc, không chút nhân nghĩa để nói.
Thường hay vu tội bắt bớ giết hại lung tung, việc ác thành rừng, trúc tre chẵng ghi hết tội.
Lại còn lòng tham không đáy, vơ vét sản vật quý hiếm đã đành, bặt chẹt yêu sách hại dân rất nặng.
Thật là trời đất khó dung, lòng người chẵng thể chứa.
Vừa rồi hắn viện cớ quân khăn vàng của Hứa Chiêu trà trộn vào Giao Châu rồi tung binh tra xét khắp nơi.
Nói là tra xét nhưng kỳ thực là cướp phá hại dân.
Đám Thái Thú bọn ta khuyên can mà Chu Phù chẵng nghe nên bí quá mới đành hưng nghĩa binh đánh đuổi quân của hắn”
Nguyễn Bảy nghe vậy gật đầu bày ra biểu lộ ta rất kính nể ngài:
“Chu Phù thật là đáng chết.
Các vị Thái Thú hiểu rõ nghĩa lớn,
Là tấm gương sáng cho đám học trò chúng ta noi theo”
Khổng Chi lại lắc đầu than:
“Haizz!
Không được như ngươi nghĩ đâu.
Bọn ta tuy không quen nhìn hắn hại dân nhưng đến khi muốn xử lý hắn thì lại từng người có ý nghĩ riêng, không có đoàn kết gì để nói.
Nếu không cũng không để Chu Phù tác oai tác quái lâu như vậy.
Bây giờ Chu Phù đã có ý trốn chạy về Trung Nguyên.
Nếu như hắn đến được Lạc Dương thì không chỉ bọn ta nguy rồi mà nhân dân Giao Châu cũng sẽ bị vạ lây.
Lỗi này chính là ở đám Thái Thú bọn ta vậy.
Nói gì nghĩa lớn, nói gì gương sáng!”
Nguyễn Bảy thuận thế giả đò mắc bẩy Khổng Chi:
“Không biết Thái Thú có cần gì ở học sinh.
Ta nguyện hy sinh mạng này cũng quyết không để kẻ gian ác như Chu Phù có thể nhỡn nhơ tiếp nữa”
Khổng Chi gật đầu cười vỗ vai Nguyễn Bảy:
“Phúc nhi quả là người thông tình đạt lý.
Chẵng hay ngươi bái vào môn hạ của ai?”
Nguyễn Bảy ngượng ngùng cười:
“Học sinh từng tới Lạc Dương, muốn bái vào môn hạ của Thái Bá Dương tiên sinh nhưng ngặt vì vấn đề xuất thân nên chỉ có thể làm đệ tử ký danh”
Đến đây lại xua tay lia lịa nói tiếp:
“Nhưng Thái Thú chớ hiểu lầm thầy ta.
Thực ra khi ấy ta đắc tội với Lạc Dương Hãn Quỷ nên mới thành cớ sự như thế.
Nói ra thì rất dài dòng.
Thầy ta cũng rất ân cần chăm sóc ta, mặc dù không thể trực tiếp truyền dạy, nhưng cũng gửi gắm ta cho mấy vị bạn hữu, mỗi lần ta có thắc mắc gì đều có thể thông qua họ để thỉnh giáo thầy”
Khổng Chi vuốt râu, chăm chú nhìn Nguyễn Bảy, xem chừng tăng thêm mấy phần trân trọng:
“Ngươi là học trò của Thái Ung?!”
Nguyễn Bảy gật đầu lại lắc đầu:
“Là học trò ký danh”
Khổng Chi cười hà hà nói:
“Chuyện này dễ rồi, chuyện này dễ rồi”
Nguyễn Bảy ra chiều chẵng hiểu gì, nhiếu mày:
“Thái Thú định nhờ thầy của học sinh trợ giúp sao?
Chuyện này e rằng không được.
Thầy ta đã mất hết quan tước, hiện đang ẩn cư tại Dương Châu”
Khổng Chi lắc đầu cười nói:
“Ngươi không hiểu đâu.
Đây là chuyện quan trường.
Nói đến, ta hồi trước cũng giống như ngươi vậy, bây giờ trằn trọc lăn lộn nhiều năm trời mới khôn ra.
Ngươi chỉ cần biết là lời làm chứng của ngươi chắc chắn đủ lực lượng để hạ bệ Chu Phù.
Có điều ngươi cũng an tâm.
Trước đó người Thái Thú bọn ta sẽ liên danh dâng sớ hạch tội hắn, nếu như thuận lợi thì có khi cũng không cần đến Phúc nhi làm chứng”
Nếu như sự việc diễn ra giống như những lời đối thoại của Nguyễn Bảy và Khổng Chi thì sự suy đoán ấy cũng không sai.
Thái Ung mặc dù không còn quan tước, đã lui về ẩn dật, nhưng vẫn bị dán vào nhãn mác phái bảo hoàng, nên lời chứng của học trò Thái Ung tất nhiên sẽ được Lưu Hoành tiếp thu.
Thậm chí Khổng Chi còn không biết là Lưu Hoành đang rất mong đợi Thái Ung quay lại quan trường giúp đỡ hắn đây,
Cho nên chắc chắn sẽ không vì chuyện vớ vẫn ở biên thùy hoang vu mà gây tội với Thái Ung,
Hắn thậm chí sẽ thông qua việc này để khen ngợi đức tính trung thực, nhân nghĩa của Nguyễn Bảy rồi đề bạt làm quan, hòng kéo gần quan hệ với Thái Ung.
Nhưng vấn đề là Nguyễn Bảy toàn chém,
Hắn đâu phải học trò Thái Ung,
Cho dù Thái Ung đồng ý hổ trợ giấu diếm nhưng đám Huyền Kính Ty giám sát Thái Ung đâu có đui mù,
Huống hồ rằng Lưu Hoành từng nghiêm cẩn điều tra Thái Ung,
Làm gì có đứa học trò ký danh tên Nguyễn Phúc, Nguyễn Lộc hay Nguyễn Thọ nào ở đây.
Có điều không sao, việc Nguyễn Bảy phải ra làm chứng hay không còn phụ thuộc vào sự thành công của bản liên sớ hạch tội do vị Thái Thú gửi tới Lạc Dương.
Mà bản liên sớ ấy thì chắc chắn là sẽ thành công bởi Chu Phù đã bị bọn Hoàng Hùng tóm rồi, đâu còn có thể đi ra đối chất, cãi chày cãi cối, lôi kéo thế gia được nữa.
Nếu Chu Phù còn đó thì thế gia Trung Nguyên sẽ cân nhắc hổ trợ hắn vì dù sao cũng là tay trong của mình, thế nhưng bây giờ Chu Phù không ở thì thế gia cũng không dám nhảy ra nói bừa.
Ngộ nhỡ Lưu Hoành đột nhiên nổi hứng bất chợt, không ra bài theo phương pháp bình thường,
Giáng chức Chu Phù vì tội ‘năng lực không đủ’,
Rồi thưởng cho thế gia một phiếu ‘Giao Châu Thứ Sử’,
Nhân đó cắt bớt lợi ích của thế gia ở Trung Nguyên thì đám thế gia phải nói là mắc bệnh thiếu máu.
Thế nhưng chỉ cần thế gia không chọt mỏ vào chuyện này thì tiến trình sẽ vô cùng bình thường.
Đầu tiên xét đến thân phận thì Chu Phù tuy là tay trong của Viên Thị tại Huyền Kính Ty, nhưng mặt ngoài thì hắn là người của Lưu Hoành, là phái bảo hoàng.
Chu Phù rơi đài không rõ tung tích thì Lưu Hoành đầu tiên sẽ nghĩ đến việc nâng đỡ một thành viên phái bảo hoàng lên làm Thứ Sử mới của Giao Châu, ví dụ như Lư Thực, Thái Ung.
() Nếu như không có ứng cử viên thích hợp thì Lưu Hoành sẽ lui lại tìm phái trung lập, giống như Hà Nội Tư Mã, Kinh Tương Hoàng- Thái- Bàng, Dương Châu Cố- Lục- Trương- Chu.
() Nếu như không được nữa thì Lưu Hoành sẽ lui đến những quan lại xuất thân Hàn Môn, thậm chí biên thùy như Ung Lương và U Yến.
() Điều nếu như thứ là Lưu Hoành có thể sẽ tạm hoãn sự việc này lại chờ ứng cử viên thích hợp vì thực ra Thứ Sử cũng không mấy quan trọng,
Quan chấp chính trực tiếp như Thái Thú và Huyện Lệnh thì không thể thiếu chứ Thứ Sử thì mất tích - năm cũng chẵng sao.
Nhất là với vùng biên thùy như Giao Châu, vốn chỉ là đất thuộc địa toàn là dân Việt chứ đâu có bao nhiêu dân Hán, cho dù Thái Thú và Huyện Lệnh làm gì sai quấy thì cũng là dân Việt chịu là chủ yếu.
(P/s: Công việc của Thứ Sử giống kiểu thanh tra tỉnh ấy, nhưng có hơi khác một chút, chỉ có quyền kiểm tra và dâng sớ hạch tội với Lạc Dương chứ không có quyền bắt bớ hay điều động quan lại cấp quận huyện.
Thậm chí Thứ Sử vốn không có binh quyền, chỉ vì Giao Châu vốn là đất Việt nên Chu Phù mới được đặc cách nắm binh quyền để giữ an toàn cho bản thân và dễ dàng đàn áp người Việt thôi.
Thái Thú và Huyện Lệnh = Chủ tịch quận và chủ tịch huyện, đều không sợ Thứ Sử vì về danh nghĩa pháp luật thì phẩm cấp cao hơn Thứ Sử, lương cũng cao hơn Thứ Sử.
Cần phân biệt Thứ Sử với Châu Mục.
Châu Mục là chủ tịch tỉnh.
Sau khởi nghĩa Khăn Vàng thì Lưu Yên đề xuất với Lưu Hoành rằng các chức ở quận huyện đều bị thế gia lũng đoạn hết rồi, muốn an ổn địa phương để chiến với thế gia thì phải dùng chức Châu Mục để hàng phục Thái Thú và Huyện Lệnh.
Lưu Hoành cho là phải, thế là chức Châu Mục được hợp pháp hóa, nhưng vì thế gia cản tay nên ngoài Lưu Yên trở thành Ích Châu Mục thì hầu như chã có Châu Mục thực quyền nào.
Mãi đến khi Đổng Trác vào Lạc Dương và quăng chức tước khắp nơi để làm rối loạn lực lượng của thế gia thì chức Châu Mục mới xuất hiện nhiều)
Đương nhiên là tới điều nếu như thứ mà thế gia còn không phản ứng lại thì Lưu Hoành sẽ sinh nghi và rất có khả năng sẽ tra ra thân phận thật sự của Chu Phù.
Cho nên đợi tới điều nếu như thứ xuất hiện thì khả năng rất lớn là thế gia sẽ thông qua các biện pháp ‘xu cát tị hung’ để đùn đẩy trách nhiệm cho Lưu Hoành.
Ví dụ như đề xuất phá bỏ lệ củ, để một người bản địa lên làm Thứ Sử chẵng hạn.
Hơn một nửa số Thái Thú ở Giao Châu cũng là người địa phương, tráo qua tráo lại thay nhau làm Thái Thú, tuy không phải quận mình sinh ra nhưng cũng chả khác mấy vì đều hợp rơ nhau cả, thế thì ngại gì mà không để bọn hắn làm Thứ Sử luôn.
Tóm lại là bất kể sự việc đi theo chiều hướng nào thì cũng đúng ý Hoàng Hùng bởi đều có lợi cho đồng bào cả.
Nếu như Lưu Hoành chọn phái bảo hoàng thì hắn sẽ thông qua Thái Ung tác động Lưu Hoành để lựa chọn ứng viên mà hắn cảm thấy thích hợp nhất, thân thiện nhất với người Việt.
Nếu như Lưu Hoành tìm đám người phe trung lập thì hắn sẽ mời thúc công Hoàng Uyển liên hợp với quan lại xuất thân Kinh Ích Dương giành chiếc ghế này,
Lấy địa vị ‘minh chủ ngầm’ của đất Giang Nam thì Hoàng Hùng đâu có lo những quan lại Kinh Ích Dương phản phé hắn.
Ngại Đông Hải Thương Minh kiếm ít tiền sao?
Ngại Phu Văn Lâu không đủ danh vọng sao?
Ngại Hồng Nghĩa Đường không đủ ảnh hưởng sao?
Nếu như Lưu Hoành xoay qua đám quan lại xuất thân hàn môn Ung Lương hoặc U Yến thì cũng không khó khăn mấy vì bản thân hai chữ ‘hàn môn’ đã đại diện cho việc họ chẵng có chỗ dựa.
Những người không có chổ dựa mà ngoi đầu lên tới trước mặt Lưu Hoành để nhận lãnh chức Thứ Sử thì chỉ có hai loại:
Một là giống như Thái Ung, có tri thức, có danh vọng, nhưng không có kinh nghiệm chấp chính, rất dễ bị lừa thành bù nhìn.
Hai là giống như Lô Thực, có đức tài đủ cả, tính tình cương trực, theo luật mà làm, loại người này nếu phái đi trấn áp quân khởi nghĩa thì sẽ là tai họa cho dân Việt, nhưng nếu phái đi quản lý địa phương thì sẽ là may mắn của dân Việt.
(P/s: Nếu các bạn đọc kỷ thì sẽ thấy rằng Thái Ung và Lô Thực vốn là thuộc phái ‘hàn môn’ này.
Chỉ từ khi Lưu Hoành bí mật mời Lư Thực và Thái Ung bàn việc ‘xử lý thế gia’ thì họ mới tính vào phái bảo hoàng)
Nếu như sự việc đi đến tận cùng, để thế gia ủng hộ Lưu Hoành đưa một vị Thái Thú xuất thân Giao Châu lên làm Thứ Sử thì Hoàng Hùng cũng không cần tác động gì nhiều.
Bởi vì hắn tin rằng vị Thứ Sử mới sẽ không ngu mà đi làm việc tàn ác với dân Việt,
Chính họ vừa mới liên hợp lại hạ bệ Chu Phù,
Tấm gương quả báo ngay tại trước mặt nha!!!.